Quyền yêu cầu giám định lại, giám định bổ sung trong tố tụng hình sự

Trong một vụ án hình sự, kết quả giám định là căn cứ quan trọng để xác định yếu tố cấu thành tội phạm hoặc tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.


Do vậy, nếu có căn cứ cho rằng kết quả giám định không đúng, không khách quan thì bị can, người liên quan có quyền và nên yêu cầu giám định lại hoặc giám định bổ sung. Đã có rất nhiều trường hợp việc định tội danh phụ thuộc vào kết quả giám định. Chẳng hạn trong 1 vụ đánh nhau gây thương tích , công an sẽ yêu cầu người bị đánh đi khám để xác định tỷ lệ thương tật. Nếu tỉ lệ thương tật từ 11% trở lên thì người thực hiện hành vi đánh người sẽ bị khởi tố, truy tố về tội “cố ý gây thương tích”- quy định tại Điề 104 Bộ luật Hình sự nhưng nếu tỷ lệ thương tích dưới 11% thì sẽ chỉ bị xử lý hành chính về mặt hành chính và bồi thường thiệt hại dân sự mà không bị truy tố.

Như vậy, có thể thấy bản Kết luận giám định là văn bản tố tụng rất quan trọng, ảnh hưởng tới việc kết luận một người có hành vi phạm tội hay không, mức độ nghiêm trọng như thế nào.

Điều 159. Giám định bổ sung hoặc giám định lại

“1. Việc giám định bổ sung được tiến hành trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh những vấn đề mới liên quan đến những tình tiết của vụ án đã được kết luận trước đó.

2. Việc giám định lại được tiến hành khi có nghi ngờ về kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn trong các kết luận giám định về cùng một vấn đề cần giám định. Việc giám định lại phải do người giám định khác tiến hành.

tại khoản 1 Điều 30 Luật GĐTP: “Trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện.”

Điều 50,  Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006, được sửa đổi, bổ sung ngày 30/12/2010:

« 1. Giám định bổ sung được thực hiện trong trường hợp kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng về các nội dung cần giám định hoặc có phát sinh tình tiết mới cần làm rõ. Yêu cầu giám định bổ sung và việc thực hiện giám định bổ sung phải tuân theo các quy định đối với giám định lần đầu.

2. Giám định lại được thực hiện trong trường hợp người trưng cầu, yêu cầu giám định không đồng ý với kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn giữa các kết luận giám định về cùng một vấn đề cần giám định. Việc giám định lại có thể do tổ chức giám định, giám định viên đã giám định trước đó hoặc do tổ chức giám định, giám định viên khác thực hiện theo yêu cầu của người trưng cầu, yêu cầu giám định.

3. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa các kết luận giám định  hoặc giữa kết luận giám định với ý kiến chuyên môn của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ về cùng một vấn đề cần giám định thì người trưng cầu, yêu cầu giám định có thể tiếp tục trưng cầu, yêu cầu tổ chức giám định, giám định viên khác thực hiện việc giám định lại ».

Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự thì bị can, những người có liên quan có quyền trình bày những ý kiến của mình về kết luân giám định có quyền yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại và cơ quan có thẩm quyền khi xét thấy cần thiết sẽ tiến hành giám định lại tỷ lệ thương tật.


Cùng Chuyên mục