Theo như Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định: Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do đó trong hoạt động tiến hành tố tụng hành chính thì Viện kiểm sát luôn tham gia tất cả các giai đoạn nhằm thực hiện quyền công tố và kiểm sát các giai đoạn trong quá trình tố tụng làm sao theo đúng pháp luật.Điều này được thể hiện :
- Trong giai đoạn khởi tố vụ án :
+Viện kiểm sát thực hiện quyền công tố, kiểm sát việc tuân thủ pháp luật trong việc khởi tố vụ án hình sự, bảo đảm tội phạm được phát hiện đều phải được khởi tố, việc khởi tố vụ án có căn cứ và hợp pháp;
+Viện kiểm sát có quyền tự mình khởi tố vụ án trong trường hợp luật định; có quyền huỷ bỏ quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố có căn cứ của Cơ quan điều tra và các cơ quan khác có thẩm quyền khởi tố;
+ Viện kiểm sát kháng nghị quyết định khởi tố vụ án không có căn cứ của Hội đồng xét xử.
- Trong giai đoạn điều tra :
+ Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân thủ pháp luật trong các hoạt động điều tra nhằm bảo đảm việc điều tra phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác và đúng pháp luật; không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, đảm bảo các quyền công dân không bị hạn chế một cách trái pháp luật;
+ Viện kiểm sát đề ra yêu cầu điều tra và trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật; yêu cầu thay đổi Điều tra viên theo quy định của pháp luật;
+ Viện kiểm sát quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật; huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ hoặc trái pháp luật của Cơ quan điều tra;
+ Viện kiểm sát kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra;
+ Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng;
+ Viện kiểm sát giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra.
- Trong giai đoạn truy tố :
+Viện kiểm sát quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn;
+ Viện kiểm sát quyết định việc truy tố bị can;
+ Viện kiểm sát quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;
+ Viện kiểm sát quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung theo quy định của pháp luật.
- Trong giai đoạn xét xử :
+ Viện kiểm sát có trách nhiệm thực hành quyền công tố đảm bảo việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; kiểm sát việc xét xử các vụ án hình sự, nhằm bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật,nghiêm minh, kịp thời.
+ Kiểm sát viên thay mặt Viện kiểm sát
* Đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát nhân dân liên quan đến việc giải quyết vụ án tại phiên toà;
* Tham gia xét hỏi và tranh luận, thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên toà sơ thẩm, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm, phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc giải quyết vụ án tại phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm;
* Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của toà án;
* kiểm sát các bản án và quyết định của Toà án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng;
+ Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án quyết định của Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật;
+ Viện kiểm sát kiến nghị với Toà án nhân dân yêu cầu khắc phục vi phạm trong xét xử.
- Trong giai đoạn thi hành án:
+ Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc thi hành nhằm bảo đảm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án được thi hành đúng pháp luật, đầy đủ, kịp thời.
+ Viện kiểm sát nhân dân có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án thực hiện việc thi hành án đúng quy định của pháp luật; tự kiểm tra việc thi hành án và báo cáo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân;
+ Viện kiểm sát nhân dân trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành án; tham gia việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xoá án tích...
Tóm lại, có thể thấy vai trò của Viện kiểm sát trong hoạt động tố tụng với từng giai đoạn trong tiến hành tố tụng là khá quan trọng. Từ đó ta thấy rõ hơn về tầm quan trọng của tổ chức cơ quan Viện kiểm sát.