Thẩm quyền xét xử phúc thẩm của tòa án

Quy định của pháp luật về thẩm quyền của Tòa án xét xử phúc thẩm được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.


Thứ nhất, về thẩm quyền xét xử:

Theo quy định của pháp luật tại điều 230 bộ luật tố tụng hình sự khi tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm là tóa án cấp trên trực tiếp của tòa án đã xét xử sơ thẩm nhưng bộ luật tố tụng hình sự không quy định cụ thể đó là những tòa án nào. Điều 3 luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 quy định hệ thống tòa án nhân dân ở nước ta bao gồm:  Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương và Tòa án quân sự.. Theo điều 50 luật tổ chức tòa án nhân dân, thì hệ thống tòa án quân sự gồm có : Tòa án quân sự trung ương, các tòa án quân sự quân khu và tương đương, các tòa án quân sự khu vực. Với cách thức tổ chức tòa án như trên thì tòa án nhân dân tối cao là Tòa án nhân dân Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là tòa án cấp trên trực tiếp của các tòa án quân khu và tương đương, các tòa án quân sự quân khu và tương đương là cấp trên của các tòa án quân sự khu vực.

Các tòa phúc thẩm có quyền phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án nhân dân Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bị kháng nghị, kháng cáo. Ở các tòa án nhân dân Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tòa hình sự có thẩm quyền phúc thẩm những vụ án hình sự mà bản án, quyết định sở thẩm của tòa án huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị. Khi xét xử phúc thẩm, các tòa trên đều lấy danh nghĩa tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chứ không nhân danh tòa án phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao hoặc tòa án hình sự tòa án nhân dân tỉnh.

Trong hệ thống tòa án quân sự thì tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền phúc thẩm những vụ án mà bản án quyết định sơ thẩm của các tòa án quân sự quân khu và tương đương bị kháng cáo, kháng nghị.

Tòa án quân sự quân khu và tương đương có thẩm quyền phúc thẩm những vụ án mà bản án quyết định sơ thẩm của tòa án quân sự khu vực bị kháng cáo, kháng nghị.

Thứ hai, về phạm vi xét xử cấp phúc thẩm:

Có thể hiểu đây là giới hạn mà pháp luật cho phép Tòa án cấp phúc thẩm được xem xét và quyết định khi xử phúc thẩm. Nếu quyết định những vấn đề vượt ra ngoài giới hạn này là trái pháp luật. Điều 241 BLTTHS quy định “Tòa án cấp phúc thẩm xem xét nội dung kháng nghị,kháng cáo. Nếu xét thấy cần thiết thì Tòa cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án”. Theo quy định hiện hành, Tòa án cấp phúc thẩm phải xem xét nội dung của kháng cáo, kháng nghị. Việc xem xét này được hiểu là quyền và nghĩa vụ của Tòa án cấp phúc thẩm. Còn các phần khác của bản án không bị kháng cáo,kháng nghị Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét khi thấy cần thiết. Đây là quyền chủ quan của Tòa án cấp phúc thẩm. Vì cơ sở pháp lý làm phát sinh việc xét xử phúc thẩm không phải là nội dung của kháng cáo, kháng nghị mà là việc kháng cáo, kháng nghị hợp lệ của các chủ thể có quyền kháng cáo, kháng nghị, nên quyền hạn của Tòa án cấp phúc thẩm không bị hạn chế bởi nội dung của kháng cáo, kháng nghị mà có quyền xem xét toàn bộ bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Khi xem xét nội dung của kháng cáo, kháng nghị Tòa án cấp phúc thẩm có quyền chấp nhận nội dung của kháng cáo, kháng nghị và cũng có thể xử trái ngược với nội dung của kháng cáo, kháng nghị. Đó là trường hợp Viện kiểm soát kháng nghị, người bị hại kháng cáo yêu cầu theo hướng tăng nặng nhưng có căn cứ thì Tòa án cấp phúc thẩm vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn và giảm mức bồi thường thiệt hại. Đối với các phần khác của bản án không bị kháng cáo, kháng nghị thì Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét khi không làm xấu tình trạng của bị cáo và không gây bất lợi cho những người tham gia tố tụng.

Điều đó đảm bảo cho Tòa án cấp phúc thẩm phát huy được tính chủ động, tích cực trong việc phát hiện và khắc phục kịp thời những sai sót về xét xử của Tòa án sơ thẩm, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội,của công dân. Tuy vây, trong thực tiễn xét xử việc vận dụng trường hợp “xét thấy cần thiết” để xem xét các phần khác nhau của bản án không bị kháng cáo, kháng nghị còn chưa thống nhất. Có Tòa án chỉ xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo không kháng cáo là trường hợp cần thiết, nhưng có Tòa án cho rằng sửa quyết định về bồi thường thiệt hại, xử lí vật chứng, án phí cho đúng với thực tế cũng là trường hợp cần thiết mặc dù không có kháng cáo, kháng nghị về vấn đề này.

Với nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm phát hiện và khắc phục những sai sót của Tòa án cấp dưới. Đó là những sai sót trong trường hợp sau:

- Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

- Điều tra không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể khắc phục được.

- Áp dụng không đúng Bộ luật Hình sự.

- Xử lý vật chứng, quyết định bồi thường thiệt hại, tính án phí không đúng.

Những sai sót của Tòa án cấp sơ thẩm có thể có ở phần bản án bị kháng cáo, kháng nghị nhưng cũng có thể ở những phần bản án không bị kháng cáo, kháng nghị. Nếu Tòa án cấp sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng thủ tục trong tố tụng thì quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo và các đương sự cũng bị vi phạm không kém gì sai sót về áp dụng BLHS. Vì vậy việc kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án sơ thẩm là hết sức quan trọng.


Cùng Chuyên mục